Gỗ công nghiệp ngày càng được ưa chuộng trong thiết kế nội thất bởi tính ứng dụng đa dạng, giá thành hợp lý và khả năng đáp ứng tốt nhu cầu thẩm mỹ. Tuy nhiên, với sự đa dạng về loại gỗ và lớp phủ bề mặt, việc lựa chọn sản phẩm phù hợp với ngân sách mà vẫn đạt được độ bền cao có thể khiến nhiều người băn khoăn. Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết và có bảng tổng hợp so sánh 3 loại phủ bề mặt gỗ công nghiệp phổ biến nhất hiện nay: Melamine, Laminate và Veneer ở cuói bài viết. Giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt cho không gian nội thất của mình.
1. Melamine – Lựa chọn kinh tế với đa dạng màu sắc
Melamine là loại phủ bề mặt gỗ giúp chống trầy xước, được sử dụng phổ biến nhất cho gỗ công nghiệp. Gỗ công nghiệp MDF phủ Melamine có giá thành rẻ, dễ thi công và ứng dụng rộng rãi.
Lớp phủ này được làm từ giấy nhúng keo Melamine và ép lên bề mặt gỗ MDF hoặc MFC. Melamine sở hữu bảng màu đa dạng với các vân gỗ, màu trơn, họa tiết phong phú, đáp ứng mọi nhu cầu thẩm mỹ của khách hàng. Hơn nữa, phủ melamine còn có tính chất chống cháy, chống nước cho ván gỗ. Melamine được ép chặt lên bề mặt của ván gỗ MDF sau đó được đem đi thi công tạo hình đưa vào thiết kế nội thất.
Ưu điểm:
- Giá thành rẻ nhất trong 3 loại phủ bề mặt, tiết kiệm chi phí
- Đảm bảo an toàn cho sức khoẻ người tiêu dùng, thân thiện với môi trường
- Chịu lực tốt chống cong vênh, độ bền cao
- Chống mối mọt, nứt nẻ như gỗ tự nhiên, đặc biệt có khả năng chịu ẩm, chịu nhiệt với thời tiết khí hậu mùa nồm ở miền Bắc
- Bề mặt phẳng mịn, dễ dàng vệ sinh lau chùi
- Nhiều màu sắc (> 240 mẫu từ màu trơn đơn trắc) và kiểu dáng vân gỗ phong phú tự nhiên độc đáo để lựa chọn cho không gian
Nhược điểm:
- Độ bền dẻo và khả năng chịu va đập kém hơn so với Laminate và Veneer.
- Khả năng chống sự mài mòn, trầy xước không cao
- Không phù hợp để tạo hình các chi tiết hoa văn trạm trổ phức tạp và mặt bằng uốn lượn, chỉ hợp cho không gian hiện đại, sang trọng
- Dễ bị bong tróc khi tiếp xúc trực tiếp với nước.
- Bề mặt Melamine thường không có độ bóng cao như Laminate hay Veneer.
Ứng dụng:
Melamine phù hợp cho các hạng mục nội thất giá thành rẻ, nội thất văn phòng, nhà trọ, căn hộ dịch vụ (CHDV), khu chung cư, hoặc những khu vực ít tiếp xúc trực tiếp với nước.
- Ứng dụng được trong các hạng mục nội thất CHVD – phòng trọ: tủ quần áo, giường ngủ, bàn trang điểm, tủ giày, kệ TV,…
- Ứng dụng được trong nội thất văn phòng đa dạng bởi vẻ đẹp hiện đại, thi công nhanh chóng, bề mặt có tính đồng bộ cao mang đến một không gian chuyên nghiệp, đồng bộ tổng thể từ các loại: Bàn làm việc, bàn ghế giám đốc, tủ tài liệu, tủ giày, hộc tủ di động,…
Cách bảo quản khi sử dụng ván phủ Laminate:
- Pha loãng chất tẩy rửa thông thường, dùng khăn mềm để lau nhẹ nhàng
- Không sử dụng các chất tẩy rửa mạnh vì có thể gây mài mòn
- Nên che chắn bề mặt ván Melamine khi thi công sơn sửa hoặc các công việc khác để tránh làm hư hại bề mặt
2. Laminate – Bền bỉ, đa dạng và sang trọng hơn
Laminate là một chất liệu nhựa tổng hợp cao cấp, có tên gọi là Formica. Tên khoa học là High-pressure Laminate (HPL), là loại vật liệu phủ bề mặt cao cấp hơn Melamine, thường bị nhầm lẫn là “Gỗ Laminate” nhưng thực chất là gỗ công nghiệp có lớp phủ Laminate.
Tấm Laminate chủ yếu được phủ lên các cốt gỗ Ván dăm, Ván mịn (MDF, HDF cốt thường hoặc cốt xanh), có bề mặt đa dạng về màu sắc, hình thái và vân gỗ tương tự như tấm MFC nhưng bề mặt Laminate có độ dày 0.5 – 1mm và độ bền cao hơn. Hiện nay, có dòng Laminates Postforming dày ~0,5mm để ép dán vào các sản phẩm gỗ uốn cong hay kiểu dáng phức tạp, mang lại nét đẹp kiến trúc hiện đại, sang trọng trong thiết kế.
Cấu tạo:
Ưu điểm:
- Giá thành rẻ hơn so với Veneer
- Bề mặt đa dạng với nhiều màu sắc, hoạ tiết, vân gỗ, màu kim loại ánh nhũ, giả đá hay giả gạch và hiệu ứng (bóng gương, vân sần, vân nổi,…)
- Độ bền bỉ cao, chịu va đập trầy xước tốt
- Chịu nước, chịu nhiệt chống phai màu, các tác động từ hóa chất và chống cháy tốt
- Chịu ăn mòn, chịu tàn thuốc, chống mối mọt và vi khuẩn, chống tĩnh điện…
- Dòng Laminates Postforming dẻo dai, có thể uốn cong để tạo hình cho nhiều đồ nội thất như quầy, kệ…
- Dễ dàng vệ sinh và bảo quản cũng như thi công, tạo hình và lắp ghép.
Nhược điểm:
- Giá thành cao hơn so với Melamine.
- Chưa sinh động chân thực và sinh động như bề mặt phủ Veneer – các tấm gỗ được lạng mỏng từ thân cây gỗ tự nhiên
- Ít màu sắc và kiểu dáng hơn so với Melamine.
- Việc thi công Laminate phức tạp hơn Melamine. Yêu cầu kỹ thuật keo dán hiện đại: thực hiện bằng dây chuyền phủ bề mặt 3 trục lăn sử dụng keo PUR. Dây chuyền sử dụng công nghệ ép nguội thích hợp với các tấm bề mặt dạng mỏng/ dạng tờ như nhôm, acrylic, màng PVC… ép gia công trên bề mặt ván gỗ công nghiệp, đặc biệt là gỗ nhựa.
Ứng dụng:
Laminate phù hợp cho các hạng mục nội thất và ngoại thất cao cấp, khu vực tủ bếp, cửa gỗ, sàn gỗ, mặt bàn,… nơi cần độ bền bỉ và khả năng chịu nước cao.
Cách bảo quản khi sử dụng ván phủ Laminate:
+ Vệ sinh và lau chùi:
- Sử dụng khăn mềm, ẩm vắt ráo nước để lau chùi bề mặt.
- Tránh để nước đọng trên bề mặt, lau khô ngay bằng khăn mềm.
- Sử dụng dung dịch tẩy rửa nhẹ pha loãng với nước khi cần thiết.
- Tránh các chất tẩy rửa mạnh, dung môi hóa học hoặc chất ăn mòn.
+ Bảo vệ bề mặt:
- Sử dụng miếng lót hoặc đế lót cho các đồ vật nóng hoặc sắc nhọn để tránh trầy xước.
- Tránh kéo lê vật dụng nặng trên bề mặt.
- Sử dụng thảm chùi chân ở khu vực lối ra vào để hạn chế bụi bẩn và cát
3. Veneer – Nét đẹp sang trọng từ gỗ tự nhiên
Veneer là lớp phủ bề mặt được dán vào các mặt ván gỗ công nghiệp như MDF, MFC, Plywood. Độ dày ~0.3 – 0.6mm được lạng mỏng từ những cây gỗ quý hiếm mang giá trị cao như (Óc Chó, Birch, Tần Bì, Poplar,..) mang đến vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp và gần gũi với thiên nhiên cho không gian nội thất.
Về bản chất, veneer có bề mặt là gỗ tự nhiên, có tất cả những tính chất của loài gỗ dùng để tạo ra loại veneer đó, nên vẫn chịu ảnh hưởng bởi môi trường ẩm ướt, dễ bị nấm mốc nên thường sẽ được phủ thêm các lớp sơn dầu hoặc UV để bảo vệ tấm ván
Ưu điểm:
- Giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên nhưng mang vẻ đẹp tự nhiên, sang trọng của gỗ quý.
- Bề mặt sáng bóng, chống cong vênh, mối mọt
- Thân thiện với môi trường
- Chịu tác động vật lí và trầy xước tốt.
- Bề mặt vân gỗ độc đáo, Có thể điều chỉnh sắp xếp, ghép vân theo nhiều cách để trang trí, mang tính thẩm mỹ cao.
- Dễ dàng sửa chữa và đánh bóng khi bị trầy xước.
Nhược điểm:
- Giá thành cao nhất trong 3 loại phủ bề mặt.
- Chỉ sử dụng được ở nơi quanh năm không tiếp xúc với nước, ít bị di chuyển
- Cần bảo quản và chăm sóc kỹ lưỡng do cốt gỗ là gỗ công nghiệp nên gỗ veneer không chịu được nước trực tiếp
- Dễ bị sứt mẻ, rạn nứt khi gặp chịu lực va đập quá mạnh.
Ứng dụng:
Veneer phù hợp cho các hạng mục nội thất cao cấp, những nơi cần thể hiện sự sang trọng và đẳng cấp như phòng khách, phòng ngủ, vách ngăn, …
Cách bảo quản khi sử dụng ván phủ Veneer:
- Chỉ cần lau chùi nhẹ nhàng với loại khăn mềm, thấm nước và vắt khô, không cần sử dụng chất tẩy rửa.
- Đặc biệt KHÔNG được để các vật có bị ra màu như vải màu bị ướt, nước ngọt,… tiếp xúc lâu với bề mặt ván veneer để không bị thẩm thấu vào sản phẩm.
- Hạn chế sử dụng ở những nơi tiếp xúc với nước thường xuyên và có ánh nắng trực tiếp để tăng tuổi thọ cho sản phẩm
4) Lựa chọn loại phủ bề mặt gỗ công nghiệp nào cho phù hợp?
Các loại gỗ và bề mặt phủ cần phải sử dụng máy móc hiện đại, đạt tiêu chuẩn, đội ngũ có tay nghề chuyên nghiệp. Trong khi đó, trên thị trường hiện nay không phải đơn vị nào cũng cung cấp đến khách hàng những sản phẩm đảm bảo chất lượng. Bạn cần tìm một cơ sở uy tín trên thị trường để lựa chọn mua sản phẩm.
Việc lựa chọn loại phủ bề mặt gỗ công nghiệp nào phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nhu cầu sử dụng, sở thích cá nhân, ngân sách và phong cách thiết kế. Dưới đây là bảng so sánh do INDECO tổng hợp, hy vọng sẽ giúp bạn tìm được loại ưng ý nhất cho mình.
Đến với INDECO Furniture, bạn sẽ nhận được?
- Sản phẩm chính hãng: Chúng tôi cam kết cung cấp các sản phẩm nội thất từ ván gỗ công nghiệp chính hãng, có đầy đủ chứng chỉ CO, CQ và bảo hành từ nhà sản xuất. Ngoài ra còn có các nhà máy ván hàng đầu khác
- Thông tin minh bạch: Xem chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng các loại ván tại đây
- Giá thành cạnh tranh: INDECO Furniture luôn nỗ lực để mang đến mức giá tốt nhất, phù hợp với ngân sách của khách hàng.
- Dịch vụ chuyên nghiệp: Đội ngũ nhân viên INDECO luôn sẵn sàng tư vấn miễn phí và hỗ trợ khách hàng 24/7, lựa chọn sản phẩm tối ưu nhất với nhu cầu.
Liên hệ INDECO Furniture ngay hôm nay để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ và GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT!
Thông tin liên hệ:
- Hotline/ Zalo: 0925.952.259 – 0333.2333.73
- Địa chỉ: 2368/1B Quốc Lộ 1A, Phường An Phú Đông, Quận 12, TP. HCM
- Thời gian làm việc: 8h – 19h hàng ngày
- Email: [email protected]
- Website: https://indecofurniture.com/
INDECO Furniture – Uy tín tận tâm, nội thất xứng tầm!
Xem thêm bài viết khác:
3 TIÊU CHÍ ĐỂ CHỦ ĐẦU TƯ QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN ĐƠN VỊ NỘI THẤT
BÍ QUYẾT “BẮT THÓP” CAM KẾT SỬ DỤNG VẬT LIỆU CỦA ĐƠN VỊ SẢN XUẤT
INDECO Furniture – Hơn cả một thương hiệu nội thất
CÁC LOẠI KEO DÁN ÉP VÁN GỖ CÔNG NGHIỆP PHỔ BIẾN
Các loại nhựa nội thất phổ biến hiện nay
Giới thiệu nhà máy sản xuất gỗ công nghiệp MDF Kim Tín