Ván gỗ công nghiệp ngày càng trở nên phổ biến trong ngành nội thất bởi những ưu điểm vượt trội về tính thẩm mỹ, độ bền bỉ và giá thành hợp lý. Tuy nhiên, với sự đa dạng về chủng loại, nhiều khách hàng băn khoăn khi lựa chọn loại ván gỗ phù hợp cho nhu cầu của mình. Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về 4 loại ván gỗ công nghiệp phổ biến nhất: MDF, HDF, MFC và Plywood, giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt.
1) Ván gỗ MDF (Medium Density Fiberboard)
- Khái niệm: Ván MDF hay còn gọi là Gỗ ván sợi mật độ trung bình – là một sản phẩm ván gỗ công nghiệp có thành phần chính là bột gỗ được chế biến nghiền mịn từ các loại gỗ mềm và gỗ cứng, kết hợp với keo và chất phụ gia, (Parafin, chất làm cứng…) ép dưới nhiệt độ và áp suất cao.
- Quy trình sản xuất:
– Ván gỗ MDF có thể được sản xuất bằng 2 quy trình công nghệ sản xuất gỗ công nghiệp: Phương pháp ướt và phương pháp khô.
– Phương pháp ướt là dùng nước để nghiền gỗ thành sợi giống với nguyên tắc nghiền bột giấy trong công nghệ sản xuất giấy. Lượng nước cần dụng rất nhiều, có thể lên đến 70 tấn nước/ 1 tấm ván sợi.
– Phương pháp khô đơn giản và gọn nhẹ hơn. Thu được tỉ lệ sợi cao, đồng đều. Chính vì thế, phương pháp này được ưu tiên sử dụng phổ biến hơn cả trong các nhà máy sản xuất.
Thông thường, thành phần của ván MDF bao gồm khoảng 75% gỗ, 11 – 14% keo Urea Formaldehyde (UF), 6 – 10% nước và dưới 1% thành phần khác (Parafin, chất làm cứng…). Đối với môi trường có độ ẩm cao, nhựa Melamine hoặc nhựa Phenolic & Polymeric Diphenylmethane Diisocyanate (PMDI) được thêm vào keo để tạo ra vật liệu MDF chống ẩm.
Các bột gỗ trong thành phần gỗ ép MDF chủ yếu được chế biến từ các loại gỗ mềm. Tuy nhiên, tùy theo mục đích của nhà sản xuất mà một số thành phần gỗ cứng có thể được thêm vào để đạt được loại gỗ mong muốn.
- Tiêu chuẩn:
Tiêu chuẩn độ phát thải (*):
- E1: An toàn cho sức khỏe, thân thiện với môi trường
- E2: An toàn cho người sử dụng trong thời gian dài
(*) Tiêu chuẩn châu Âu về khí thải gỗ, xác định mức độ tỏa khí formaldehyde từ vật liệu gỗ và sản phẩm gỗ, đáp ứng ngưỡng an toàn cho sức khỏe con người.
Tiêu chuẩn thông số kỹ thuật TCVN 7753:2007 (xem thêm tại đây)
Tiêu chuẩn – kỹ thuật của ván MDF. Tiêu chuẩn này được đánh giá và kiểm soát dựa trên 2 tiêu chuẩn đó là: Chỉ tiêu ngoại quan (Visible properties) và Chỉ tiêu kỹ thuật cơ lý (Mechanical and Physical properties).
Chỉ tiêu ngoại quan (Visible properties) được đánh giá dựa trên 2 đặc tính: Lõi bề mặt (Surface Defect) và Màu sắc (Color).
Chỉ tiêu ngoại quan (Visible properties) được hiểu là tiêu chuẩn bên ngoài (bề ngoài) của sản phẩm, tiêu chuẩn này thường được đánh giá bằng việc quan sát và chạm (sờ) trên bề mặt của ván.
Lõi bề mặt được đánh giá dựa trên góc độ kỹ thuật của ván MDF là Phẳng tuyệt đối, không cong vênh, lồi lõm…
Màu sắc của ván MDF không có tính nhất quán như các tiêu chuẩn khác vì nó phụ thuộc vào các yếu tố như: thời gian lưu nguyên liệu gỗ, loại nguyên liệu gỗ sử dụng. Thông thường loại nguyên liệu gỗ khô hơn sẽ cho màu tối hơn so với tràm hay cao su.
- Ưu điểm:
- Bề mặt mịn phẳng, dễ dàng phủ veneer, sơn hoặc dán laminate
- Khả năng chịu lực tốt, chống cong vênh, mối mọt
- Giá thành hợp lý
- Nhược điểm: Khả năng chống chịu nước trung bình
- Ứng dụng: Thích hợp cho tủ bếp, tủ áo, vách ngăn, sàn nhà, đồ nội thất văn phòng,…
2) Ván gỗ HDF (High Density Fiberboard)
- Khái niệm: Tương tự MDF nhưng sử dụng bột gỗ mịn hơn. Ván sợi mật độ cao, có độ cứng và khả năng chịu lực tốt hơn MDF.
- Quy trình sản xuất:
Các sản phẩm HDF sẽ được sản xuất theo quy trình sau
- Sau khi gỗ được khai thác và đưa về xưởng, sẽ được luộc và sấy khô ở nhiệt độ từ 1000 – 2000 độ C. Nhằm loại bỏ nước và nhựa trong thân cây.
- Trộn bột gỗ với chất phụ gia để tăng độ cứng và hạn chế mối mọt.
- Tiến hành định hình tấm gỗ với kích thước tiêu chuẩn và ép dưới áp suất cao.
- Xử lý bề mặt gỗ HDF và cắt theo kích thước có sẵn.
- Cuối cùng là phủ lớp bề mặt và vẫn gỗ.
- Đạt tiêu chuẩn độ phát thải E1
- Ưu điểm:
- Có khả năng chống ẩm, mối mọt
- Độ cứng cao, chịu tải trọng lớn, chống cong vênh
- Chịu nước tốt hơn MDF và MDC
- Cách âm, cách nhiệt tốt nên được sử dụng rộng rãi ở văn phòng, nhà ở, khách sạn hay phòng học…
- Bắm và bắt ốc, bắt vít rất tốt.
- Bề mặt nhẵn, mịn nên dễ sơn hoặc ép các bề mặt trang trí như melamine, laminate, veneer.
- Nhược điểm:
- Giá thành cao hơn MDF và MDC và các loại gỗ công nghiệp khác
- Chỉ thích hợp để thi công nội thất dạng phẳng hoặc kết hợp với nẹp chỉ để làm điểm nhấn.
- Ứng dụng: Thích hợp cho sàn nhà, vách ngăn, tủ bếp, tủ áo, đồ nội thất cao cấp,…
3) Ván gỗ MFC (Melamine Faced Chipboard)
- Khái niệm: là loại ván gỗ công nghiệp gồm hai thành phần: cốt ván dăm được phủ lên bởi bề mặt giấy trang trí Melamine. Ván dăm phủ Melamine có độ cứng chắc và có tính thẩm mỹ cao, thích hợp ứng dụng cho các vật liệu nội thất văn phòng, nhà ở, bệnh viện, trường học, nội thất trẻ em…
- Quy trình sản xuất:
- Gỗ sau khi băm thành các dăm nhỏ được sấy ở nhiệt độ quy định => Sàng lọc và phân loại thành các dăm có kích thước khác nhau => Trộn lẫn với các chất kết dính và sau đó được chuyển sang công đoạn tạo hình
- Tạo hình dựa trên thông số về độ dày và mật độ gỗ => Ván được ép sơ bộ và được cắt theo độ dài tiêu chuẩn => Ép nóng dưới nhiệt độ và áp suất cao
- Xén cạnh để loại bỏ các lỗi cạnh => Bề mặt ván được mài nhẵn và đem đi kiểm định chất lượng => Chuyển đến máy ép Melamine => Phủ lớp giấy trang trí Melamine, thành phẩm được gọi là gỗ MFC.
- Quy trình sản xuất:
- Đạt tiêu chuẩn độ phát thải E2
- Ưu điểm:
- Giá thành rẻ hơn MDF
- Bảng màu đa dạng với rất nhiều màu sắc khác nhau
- Dễ vệ sinh sạch sẽ do bề mặt Melamine nhẵn phẳng, trơn.
- Khả năng chịu lực tốt, tuổi thọ từ 10 – 15 năm, ít thay đổi chất lượng theo thời gian.
- Thân thiện với môi trường đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.
- Nhược điểm:
- Bề mặt không mịn phẳng bằng MDF, khó phủ veneer
- Khả năng chịu nước kém. Có khả năng bị bung và hở ván nếu tiếp xúc với nước lâu ngày
- Khả năng chịu mài mòn không tốt bằng các loại chất liệu khác
- Hạn chế về độ dày
- Ứng dụng: Ván MDC thường được sử dụng cho các hạng mục phụ trong thi công nội thất như: khung tủ, khung cửa, vách ngăn tạm, đồ nội thất giá rẻ, sản phẩm với nhiều gam màu sắc rực rỡ phong phú,…
4) Ván gỗ Plywood (Gỗ ép)
- Khái niệm: Plywood (gỗ ép, ván ép, ván dán) là ván gỗ được tạo thành từ nhiều lớp gỗ tự nhiên lạng mỏng ~1mm dán chồng lên nhau theo hướng vuông góc, tạo độ bền và chắc chắn cao. Ép vào nhau dưới nhiệt độ và áp suất cao với sự tham gia của các chất kết dính.
- Quy trình sản xuất:
- Cắt khúc gỗ tròn theo kích cỡ quy định, bóc vỏ nhằm đảm bảo tính đồng đều và độ mịn của các lớp gỗ lạng
- Tiếp tục bóc ra thành những lớp gỗ mỏng bằng loại máy bóc chuyên dụng.
- Cắt nhỏ các lớp gỗ lạng mỏng thành kích thước 8 feet x 2 feet đối với cả tấm và 4 feet x 2 feet đối với lớp lõi => Đưa tới một loại máy chuyên dụng nhằm cải thiện khả năng đàn hồi
- Các lớp gỗ lạng chuyển qua một hệ thống sấy được kiểm soát nhiệt độ để sấy khô
- Bảo quản trong vòng 24 tiếng để giữ lại độ ẩm từ 6 đến 8%
- Các lớp gỗ ghép này sau đó được chuyển tới dây chuyền lắp ráp và dây chuyền phun keo dán gỗ
- Để keo được thẩm thấu tốt hơn và tấm ván cứng hơn, các lớp gỗ ghép này được ép sơ bộ dưới một mức áp suất cố định trong một khoảng thời gian nhất định
- Cắt thô các tấm ván thành hình chữ nhật => Xử lý bằng máy chà để đạt được bề mặt hoàn thiện mịn và đồng đều => Phun keo để dán lớp bề mặt lên trên.
- Ép thêm 4 lần nữa để đạt được độ cứng tối ưu =>Công đoạn cắt cuối cùng.
- Chuyển qua máy chà để kiểm tra chất lượng lần cuối.
- Tiêu chuẩn: Ván Plywood đạt tiêu chuẩn E0, E1, E2, CARB-P2 về hàm lượng Formaldehyde.
- Quy trình sản xuất:
- Ưu điểm:
- Ván cực kỳ cứng và có độ bền cơ lý rất cao
- So với ván MDF, ván dán ít bị ảnh hưởng bởi nước hơn và tấm ván không dễ bị phồng khi ngâm nước như ván MDF
- Khả năng bám vít và bám dính vô cùng tốt
- Chịu ẩm khá tốt trong môi trường thoáng khí
- Giảm thời gian xử lý nguội như sơn PU, chà nhám vì bề mặt tương đối mịn.
- Nhược điểm:
- Giá thành cao so với ván MDF hay ván dăm
- Khi cắt ván dán, cạnh ván dễ bị sứt mẻ.
- Nếu không được xử lý đúng tiêu chuẩn thì ván dễ bị cong vênh, bề mặt gồ ghề và dễ bị tách lớp khi ở môi trường có độ ẩm cao.
- Khả năng kháng mối mọt thấp khi xử lý không tốt trước khi ép ván.
- Màu sắc không đồng đều, không tự nhiên như các loại gỗ MDF và MFC.
- Ứng dụng: Ván Plywood được sử dụng cho các hạng mục nội thất cao cấp, yêu cầu độ bền cao như: tủ bếp, cửa gỗ, sàn gỗ, vách ngăn…Ngoài ra còn được dùng để đóng thuyền, ghe.
Đến với INDECO Furniture, bạn sẽ nhận được?
- Sản phẩm chính hãng: Chúng tôi cam kết cung cấp các sản phẩm nội thất từ ván gỗ công nghiệp chính hãng, có đầy đủ chứng chỉ CO, CQ và bảo hành từ nhà sản xuất. Ngoài ra còn có các nhà máy ván hàng đầu khác
- Thông tin minh bạch: Xem chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng các loại ván tại đây
- Giá thành cạnh tranh: INDECO Furniture luôn nỗ lực để mang đến mức giá tốt nhất, phù hợp với ngân sách của khách hàng.
- Dịch vụ chuyên nghiệp: Đội ngũ nhân viên INDECO luôn sẵn sàng tư vấn miễn phí và hỗ trợ khách hàng 24/7, lựa chọn sản phẩm tối ưu nhất với nhu cầu.
Liên hệ INDECO Furniture ngay hôm nay để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ và GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT!
Thông tin liên hệ:
- Hotline/ Zalo: 0925.952.259 – 0333.2333.73
- Địa chỉ: 2368/1B Quốc Lộ 1A, Phường An Phú Đông, Quận 12, TP. HCM
- Thời gian làm việc: 8h – 19h hàng ngày
- Email: [email protected]
- Website: https://indecofurniture.com/
INDECO Furniture – Uy tín tận tâm, nội thất xứng tầm!
Xem thêm bài viết khác:
CÁC LOẠI KEO DÁN ÉP VÁN GỖ CÔNG NGHIỆP PHỔ BIẾN
3 TIÊU CHÍ ĐỂ CHỦ ĐẦU TƯ QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN ĐƠN VỊ NỘI THẤT
INDECO Furniture – Hơn cả một thương hiệu nội thất
Giới thiệu nhà máy sản xuất gỗ công nghiệp MDF Kim Tín